Các kiến thức về CIC, CIC là gì? Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC


17:49 | 08/07/2020
1063 xem

Nếu bạn đang có ý định vay tiền tại một tổ chức tài chính thì nhất định bạn phải biết đến khái niệm về CIC như CIC là gì ? Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu. Trong bài viết sau đây, Tygiavn sẽ trả lời cho bạn và những vấn đề liên quan đến CIC.

Trước khi xét duyệt khoản vay, các ngân hàng thường kiểm tra CIC. Trong trường hợp người đi vay mang nợ xấu sẽ không được ngân hàng phê duyệt yêu cầu vay vốn. Nếu bạn đang có ý định vay tiền tại một tổ chức tài chính thì nhất định bạn phải biết đến khái niệm về CIC như CIC là gì ? Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu. Trong bài viết sau đây, Tygiavn sẽ trả lời cho bạn và những vấn đề liên quan đến CIC.

 

Các kiến thức về CIC, CIC là gì?

CIC là gì?

CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc tiền gốc trên 90 ngày hoặc có khả năng trốn nợ. CIC sẽ tiến hành phân loại các dữ liệu tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp

Nợ xấu được chia làm 3 nhóm bao gồm:

  1. Nợ nhóm 3 dưới tiêu chuẩn
  2. Nợ nhóm 4 nghi ngờ
  3. Nợ nhóm 5 khả năng mất vốn cao

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng dựa vào đó sẽ dễ dàng nắm được lịch sử tín dụng của từng cá nhân. Nếu bạn ở nhóm nợ xấu thì điểm tín dụng xếp loại của bạn bị ảnh hưởng khá nhiều. Rơi vào nợ xấu thì khả năng được ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn khá thấp hoặc không thể chấp nhận.

CIC hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Sau khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có cho bạn vay nợ hay không.

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ đen, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu đối với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn, vì thế nếu bạn có mặt trong danh sách đen này thì khả năng bạn đi vay nợ ngân hàng là rất thấp

CIC sẽ lưu lại từ phía các ngân hàng gửi lên các thông tin như sau :

  • Số tiền mà khách hàng đang nợ, Mục đích vay nợ của khách hàng là gì ?
  • Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào ?
  • Thời gian hoàn trả món nợ là bao lâu ?
  • Việc trả nợ được tiến hành như thế nào ?
  • Doanh nghiệp hoặc cá nhân đang nằm trong nhóm nợ nào?
  • Đã thế chấp những tài sản gì ?

Kiểm tra CIC bằng cách nào ?

Có 2 cách để kiểm tra CIC là tự kiểm tra online hoặc thông qua các tổ chức tài chính

1: Tự kiểm tra CIC online miễn phí

Để check CIC rất đơn giản, chỉ mất 2 phút theo các hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập website của CIC theo địa chỉ: https://cic.gov.vn/#/register để đăng ký tài khoản và điền đầy đủ thông tin như hướng dẫn

 

Đăng ký kiểm tra CIC online bước 1

 

Nhập mã OTP để xác thực (Mã OTP sẽ được gửi đến SĐT đã đăng ký ở trên). Sau đó ấn tiếp tục

Đăng ký kiểm tra CIC online bước 2

 

Sau khi hoàn tất hệ thống sẽ gửi thông tin truy cập tài khoản về Email bạn đã dùng để đăng ký ở trên, các bạn nhớ check mail để xác nhận.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản để tra cứu thông tin

Truy cập vào trang https://cic.gov.vn/#/co-login và đăng nhập bằng user/pass đã lập > Tra cứu thông tin CIC của bạn

Đăng ký kiểm tra CIC online bước 3

 

2: Kiểm tra CIC qua tổ chức tài chinh

Kiểm tra thông qua cả 2 nơi sau:

  1. Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn
  2. Kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước.

Hiện tại trên thị trường có 2 tổ chức có thể cung cấp thông tin tín dụng cá nhân cho bạn bao gồm:

Tại Hà Nội:

  • Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước
  • Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam: 

Tại hồ chí minh:

  • Chi nhánh Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam

Lưu ý: Để biết điểm tín dụng của mình trên CIC có thể bạn sẽ phải mất một ít chi phí

Nguyên nhân khiến bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu

  • Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên
  • Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ Credit Card.
  • Mất khả năng thanh toán nợ vay tiền dẫn đến tài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ
  • Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác

 

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm nợ tín dụng xấu

 

Đọc thêm bài "kinh nghiệm vay tiền đơn giản, an toàn ": https://tygia.vn/chi-tiet/kinh-nghiem-vay-von-don-gian-an-toan

 

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm nợ tín dụng xấu

  • Kiểm soát được tài chính trước khi vay. Khoản thanh toán các khoản vay không quá 50% thu nhập để đảm bảo cuộc sống cũng như điểm tín dụng.
  • Không nên cố gắng đi vay khi lịch sử tín dụng của bạn nằm trong nhóm nợ xấu không được vay.
  • Cần chú ý các khoản nợ từ việc sử dụng thẻ tín dụng Credit Card, đảm bảo việc thanh toán đúng thời gian quy định (không quá 45 ngày) và không chi tiêu quá khả năng thanh toán.
  • Không nên vay tiền khi biết chắc chắn rằng không có khả năng trả nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bạn, và bạn sẽ không thể vay tiền khi có nhu cầu thực sự cần thiết.

Như vậy, dù bạn có hoạt động tài chính như thế nào? Chỉ cần có liên quan đến ngân hàng thì CIC sẽ ghi nhận và lưu trữ. Để xây dựng cho mình một điểm tín dụng tốt thì bản thân bạn cũng nên có cách sử dụng tín dụng hiệu quả

Tags:
(5) 20 đánh giá
Giá bán lẻ xăng dầu
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-IV 30,320 30,920
Xăng RON 95-III 29,820 30,410
E5 RON 92-II 28,980 29,550
DO 0,001S-V 25,610 26,120
DO 0,05S-II 25,260 25,760
Dầu hỏa 2-K 23,910 24,380
Cập nhật lúc 21:00:11 11/03/2022

Tin tài chính mới nhất