Các ngân hàng đang ráo riết lên kế hoạch trở lại “chặng đua” 2019


17:49 | 08/07/2020
143 xem

Kết thúc năm 2018, các ngân hàng công bố hiệu quả kinh doanh sau 1 năm hoạt động, lên phương án hoàn tất cho các kế hoạch, mục tiêu của năm trong mùa đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vừa qua.

Kết thúc năm 2018, các ngân hàng công bố hiệu quả kinh doanh sau 1 năm hoạt động, lên phương án hoàn tất cho các kế hoạch, mục tiêu của năm trong mùa đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vừa qua.

Có không ít ngân hàng thông báo lãi lớn, tăng trưởng 2 con số. Sau một khoảng thời gian lỡ nhịp, sắp tới thị trường sẽ được chứng kiến đường đua khốc liệt của các ngân hàng trong nước.

 

Các ngân hàng đang ráo riết lên kế hoạch

 

Ngân hàng LienVietPostBank

LienVietPostBank ngậm ngùi nằm trong nhóm có lợi nhuận giảm trong năm 2018, HĐQT của nhà băng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc lội ngược dòng ngoạn mục trong năm tới. Trong năm 2018, ngân hàng xây dựng kế hoạch lợi nhuận dựa trên “room” tăng trưởng tín dụng 20%, theo chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao. Tuy nhiên, kết quả sau đó đã không được như kỳ vọng.

Kết thúc 2018, LienVietPostBank chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 1.213 tỷ đồng, giảm 31,4% so với 2017. Ngân hàng cũng vừa kịp đạt kế hoạch năm so với mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ (được điều chỉnh giảm 600 tỷ hồi giữa tháng 8).

Năm 2019, với kế hoạch lợi nhuận 1.900 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng lợi nhuận trên 50% so với năm trước. Mục tiêu lợi nhuận khá tham vọng, ông Nguyễn Đình Thắng- chủ tịch ngân hàng đã lên kế hoạch chi tiết và hoàn toàn có cơ sở để đạt được.

Cũng theo lãnh đạo LienVietPostBank, hiện ngân hàng đang nghiên cứu đề án tín dụng riêng của LienVietPostBank. Dựa vào thế mạnh về mạng lưới và ngân hàng số, ngân hàng sẽ phát triển dịch vụ vay tín dụng nông thôn, cho vay tiêu dùng, đồng thời đẩy lùi tín dụng đen.

Kết thúc năm 2018, các ngân hàng công bố hiệu quả kinh doanh sau 1 năm hoạt động, lên phương án hoàn tất cho các kế hoạch, mục tiêu của năm trong mùa đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vừa qua.

Ngân hàng Eximbank

Eximbank đang gặp thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử phát triển, khi liên quan đến những vụ lùm xùm mất tiền trăm tỷ tiền gửi của khách hàng. Lợi nhuận năm 2018 của ngân hàng này tụt dốc không phanh, khi chỉ đạt 827 tỷ đồng, giảm 19% so với năm ngoái.

Ban lãnh đạo ngân hàng Eximbank cũng đã lên kế hoạch để quay trở lại mục tiêu lãi nghìn tỷ. Cụ thể, 2019, ngân hàng dự kiến huy động tổng số vốn đạt 143.500 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng trưởng 21% so với 2018. Dư nợ cấp tín dụng đạt 115.570 tỷ đồng, tăng 11%.

Lãi trước thuế trước trích lập dự phòng bổ sung trái phiếu VAMC dự kiến đạt mốc 2.000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Lãi trước thuế sau trích lập là 1.077 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018.

Ngân hàng SHB

SHB dù có mức lợi nhuận năm 2018 không rơi vào nhóm ngân hàng giảm sút, nhưng cũng gần như chỉ dậm chân tại chỗ.

Nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 714 tỷ đồng, giảm tới phân nửa, chi phí hoạt động tăng gần 23%. Dẫn đến, con số lợi nhuận thuần của ngân hàng SHB chỉ đạt 3.519 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ giảm trích lập dự phòng tới 24,6%, nên kết thúc 2018, SHB vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.094 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,8%.

Bước sang 2019, SHB lên kế hoạch bứt tốc mạnh trên "đường đua" năm nay, khi đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.068 tỷ đồng, tăng tới 46,5%.

Ngân hàng MSB

Ngân hàng MSB ghi nhận mức lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, gấp tới 6,6 lần năm 2017, đây cũng là con số cao kỷ lục trong 7 năm gần đây của MSB.

Năm 2019, MSB lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 77% so với năm trước, lên tới 1.860 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo MSB cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược dịch chuyển sang thị phân khúc bán lẻ, và đầu tư hệ thống công nghệ, tiện ích số hóa.

Theo nhận định của giới chuyên gia, lợi nhuận ngân hàng năm 2019 sẽ khó có thể tăng trưởng mạnh như những năm trước, khi hạn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành giới hạn ở ngưỡng 14%. Đồng thời, trong bối cảnh tình trạng nợ xấu vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên, “chặng đua” năm nay sẽ được kỳ vọng đầy kịch tính và hấp dẫn hơn trước sự vùng dậy của nhóm ngân hàng tầm trung.

Tags:
(5) 20 đánh giá
Giá bán lẻ xăng dầu
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-IV 30,320 30,920
Xăng RON 95-III 29,820 30,410
E5 RON 92-II 28,980 29,550
DO 0,001S-V 25,610 26,120
DO 0,05S-II 25,260 25,760
Dầu hỏa 2-K 23,910 24,380
Cập nhật lúc 21:00:11 11/03/2022

Tin tài chính mới nhất