Đường cong lãi suất được sử dụng như một công cụ định giá tổng quan, đồng thời được các nhà kinh tế sử dụng như một cảnh báo về tình hình kinh tế vĩ mô trong tương lai. Bài viết dưới đây Tygiavn xin chia sẻ các kiến thức tổng quan nhất về đường cong lãi suất. Khái niệm và phân biệt các dạng đường cong lãi suất.
Khái niệm đường cong lãi suất. Đường cong lãi suất là gì?
Đường cong lãi suất là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (cùng mức và chất lượng tín dụng). Đồ thị này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời gian, thường là đến kỳ hạn 30 năm. Đường cong lãi suất có thể được tạo cho bất cứ công cụ nợ nào, nhưng người ta thường chọn đường cong lãi suất Trái phiếu Chính phủ làm chuẩn do đặc tính rủi ro thấp (gần như không rủi ro) và sự đa dạng của các kỳ hạn trái phiếu.
Đường cong lãi suất chuẩn đóng vai trò gì ?
Đường cong lãi suất chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lãi suất tham chiếu cho hoạt động phát hành, giao dịch và đầu tư trên thị trường trái phiếu. Ngoài ra, nó cũng được xem là công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý, điều hành thị trường tài chính nhờ vào nội dung thông tin phản ánh.
Có mấy dạng đường cong lãi suất ?
Yếu tố chính ảnh hưởng đến độ dốc của đường cong lãi suất là kỳ vọng lãi suất trong tương lai và phần bù rủi ro (risk premium) để nắm giữ trái phiếu dài hạn. Độ dốc của đường cong lãi suất càng lớn thì khoảng cách giữa lãi suất ngắn và dài hạn càng lớn. Từ đó phân ra 3 dạng đường cong lãi suất chính.
- Đường cong lãi suất bình thường (normal): Đặc điểm của đường cong lãi suất bình thường đó là lãi suất trái phiếu dài hạn (longer-term yield) cao hơn so với lãi suất trái phiếu ngắn hạn (shorter-term yield) do những rủi ro liên quan đến thời gian. Đây là dạng đường cong được thấy nhiều nhất vì thị trường thường mong chờ nhiều “ưu đãi” đối với các loại dài hạn hơn do rủi ro cao.
- Đường cong lãi suất đảo ngược (inverted): Có đặc điểm đó là lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.
- Đường cong lãi suất phẳng hoặc có bướu (flat hoặc humped): thì lãi suất ngắn và dài hạn rất gần với nhau; và đó cũng là chỉ báo của quá trình chuyển đổi kinh tế.
Tính quan trọng của việc tham chiếu đường cong lãi suất
Đường cong lãi suất phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế, đặc biệt là về lạm phát. Giới đầu tư cho rằng lạm phát tăng sẽ đòi hỏi lượng mua trái phiếu cao hơn để bù đắp cho tác động của tình trạng đó. Do lạm phát thường xuất phát từ tăng trưởng kinh tế mạnh, nên đường cong lợi suất dốc mạnh thường có nghĩa là tâm lý của các nhà đầu tư đang ổn định. Ngược lại, đường cong lãi suất đảo ngược lại là một dấu hiệu về tình trạng suy giảm kinh tế sắp xảy ra
Xem thêm: Bảng lãi suất ngân hàng mới nhất
Ám ảnh đường cong lãi suất đảo ngược
Hiện tượng đường cong lãi suất trái phiếu đảo ngược là gì mà khiến các nhà đầu tư lo ngại? Sự hỗn loạn của thị trường chủ yếu bắt nguồn từ sự xuất hiện của đường cong lãi suất trái phiếu đảo ngược.
Về cơ bản, đường cong lãi suất là một đồ thị cho thấy sự khác biệt giữa khoản lợi suất bình quân mà các nhà đầu tư có được khi mua các trái phiếu ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 5 năm hay 10 năm.
Thông thường đường cong lãi suất có xu hướng đi lên, bởi thời gian đáo hạn càng dài thì rủi ro càng tăng và lợi suất cũng càng cao. Nếu như chênh lệch giữa trái phiếu dài hạn và ngắn hạn giảm xuống bằng 0, đường cong lãi suất sẽ đi ngang. Khi mức chênh lệch rơi xuống âm, đầu tư lâu hơn nhưng lợi suất được hưởng lại thấp hơn thì đường cong này sẽ bị đảo ngược. Lịch sử cho thấy đường cong lãi suất phản ánh khá chính xác cảm nhận của thị trường về nền kinh tế.
Một đường cong lãi suất dốc lên sẽ có nghĩa là nhà đầu tư lạc quan về tương lai và sẽ chuyển vốn sang các tài sản như cổ phiếu. Ngược lại, đường cong lãi suất đảo ngược là chỉ báo cho thấy nhà đầu tư lo ngại một cuộc suy thoái sắp đến và sẵn sàng đầu tư vào những tài sản an toàn như trái phiếu dài hạn, ngay cả khi chỉ được hưởng lợi suất thấp. Bởi vậy, mức chênh lệch giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn luôn được giới kinh tế theo dõi rất sát sao.
Những sự đảo ngược thường được chú ý nhất thời gian gần đây đó là giữa trái phiếu 10 năm với 2 năm và 10 năm với 3 tháng. Lý do là bởi những mức chênh lệch này thường được xem là chỉ báo tốt nhất để xác định khả năng suy thoái.
Nhiều nhà đầu tư cảm thấy hoang mang tuy nhiên cũng có chuyên gia kinh tế tin rằng, đường cong lãi suất trái phiếu đảo ngược. Nhưng theo quan điểm của các chuyên gia đánh giá tài chính thì chúng ta chỉ nên xem nó là những tín hiệu cảnh báo bởi:
- Không hẳn đã xảy ra suy thoái kinh tế
- Nếu có xảy ra suy thoái kinh tế thì cũng sẽ có độ trễ nhất định thời gian thường sẽ là khoảng 6 tháng tới 1 năm.