Báo cáo tài chính những ngân hàng niêm yết vừa công bố hé lộ phần nào bức tranh hoạt động của ngành này trong nửa đầu năm nay. Bảng xếp hạng có nhiều xáo trộn của các nhóm ngân hàng khi chất lượng tăng trưởng bộc lộ nhiều vấn đề
Ngân hàng Vietcombank vượt chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch và lộ trình tăng trưởng ấn tượng ngoạn mục với 11.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm trước. 2018 với VCB đã là năm kỷ lục với chính ngân hàng này và vị trí số 1 được duy trì trong khoảng cách xa về lợi nhuận với các tổ chức còn lại. Do đó kết quả bán niên này đang làm nức lòng cổ đông và khả năng VCB đạt 20.500 tỷ đồng lãi trước thuế /năm theo kế hoạch đã nằm trong tầm tay.
Ngân hàng ACB có thông tin kết quả kinh doanh sớm với lợi nhuận trước thuế đạt 3.620 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm khi đi hết nửa chặng đường bán niên. Đây cũng là tổ chức đầu tiên trong nhóm ngân hàng triển khai sớm Basel II đã chia sẻ thông tin được NHNN nới room tín dụng từ 13% lên 17% cho cả năm 2019.
Ngân hàng HDBank, ngân hàng vừa hé lộ lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm dự kiến vượt 2.200 tỷ đồng, các chỉ số ROA và ROE đạt lần lượt 1,7% và 20%, thuộc nhóm cao so với toàn ngành. Tổng dư nợ đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng đồng thời tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ tiếp tục được kiểm soát ở mức 1%.
VIB cho biết 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận đạt mức kỷ lục so với chính ngân hàng là 1.820 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. Một điểm nổi trội của VIB là ngân hàng có doanh số phân phối bảo hiểm nhân thọ và doanh số thẻ đạt cao, tăng trưởng bán lẻ tiếp tục duy trì top đầu. Bên cạnh lĩnh vực cho vay, VIB còn được nhận định là ngân hàng dẫn đầu xu hướng phát triển thẻ tín dụng tại Việt Nam nên doanh số phát hành thẻ và chi tiêu trên thẻ tại VIB luôn gấp đôi trung bình ngành. Đặc biệt, VIB cũng là ngân hàng luôn nằm trong top đầu về doanh số phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đến khách hàng khi phân phối trên 75% doanh số Bancasurrance của Prudential tại Việt Nam.
TPBank cho biết lãi trước thuế 6 tháng 2019 ước đạt 1.620 tỷ đồng tăng 58% so với cùng kỳ, khiêm tốn nhất trong số các ngân hàng đã báo lãi, Kienlongbank đạt ghi nhận lãi trước thuế 148,5 tỷ đồng, thực hiện 48% kế hoạch cả năm
Tại Sacombank, thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu từ dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ với con số gần 1.400 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, MBBank còn đứng ở thứ 6 thì đến nửa đầu năm 2019 đã leo lên vị trí thứ 4 với 4.875 tỷ đồng lợi nhuận.
Với ngân hàngTechcombank, thu nhập lãi thuần đạt 6,5 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập phí tăng 19% so với cùng kỳ, phần lớn nhờ vào mức tăng trưởng mạnh từ lĩnh vực bancassurance và tư vấn trái phiếu, tăng lần lượt ở mức 34% và 82%.
Trong khi đó, chi phí dự phòng giảm 77%, đồng thời tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập duy trì ở mức 35%, góp phần đem lại lợi nhuận kỷ lục 6 tháng đầu năm và tỷ suất sinh lời trên tài sản đạt mức 2,7%.
Tổng tài sản tăng 12% trong 6 tháng đầu năm, đạt 360,7 nghìn tỷ đồng với tăng trưởng tín dụng cũng ở mức 12%. Tiền gửi khách hàng tăng 9,4% với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và ký quỹ (CASA) trên tổng huy động đạt mức 30,4% tại thời điểm cuối quý 2.
Lợi nhuận của BIDV lẫn VPBank đều sụt giảm so với cùng kỳ trong khi MBBank tăng tới 21,5%. Trích lập dự phòng rủi ro vẫn là gánh nặng lớn với BIDV. Còn ở VPBank, ngoài việc chi phí dự phòng tăng thì lợi nhuận giảm là do không còn khoản thu nhập đột biến từ bảo hiểm như năm ngoái (ghi nhận ở mục lãi từ hoạt động khác).
Nguồn: Tổng hợp